LIÊN HỆ YÊU CẦU BÁO GIÁ
Chat ngay
Hotline:

0932 596 879 

0943 564 646 

LÁ CHANH THÁI SẤY KHÔ
Loading...

Tổng tiền:

Loading...
HUCHACO VIETNAM

LÁ CHANH THÁI SẤY KHÔ

Cung Cấp Sỉ Lẻ Lá Chanh Thái, Lá Chúc Sấy Khô bằng phương pháp nhiệt độ thấp, giữ được màu và hương thơm đặc trưng của sản phẩm.

Lá Chúc là gia vị chính không thể thay thế trong các món Lẩu Thái, Gà Hấp Lá Chúc, Hải Sản Sốt Thái, Tomyum, Muối Tiêu Chanh, Gà Đốt Lá Chúc An Giang, Sò Huyết Sốt Thái, Nghêu Hấp Thái. Lẩu Lươn Nấu Thái.

 

Địa chỉ Mua Hàng:

  • Tổng kho: Tân Điền, Long Thượng, Cần Giuộc, Long An
  • Cửa Hàng Chợ Bình Tây: Gia Vị Kim Nga Số 38 Cao Văn Lầu, Phường 1, Quận 6, Tp Hồ Chí Minh
  • Số Điện Thoại Đặt Hàng: 0932 596 879  ( Zalo)
  • (GIAO HÀNG TRONG THÀNH PHỐ 2-4H NHẬN ĐƯỢC HÀNG)
  • CỬA HÀNG TẠI HÀ NỘI: 093 259 6879
  • CUNG CẤP SỈ LẺ GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

Giá tham  khảo từ 350.000vnđ - 490.000vnđ/kg tuỳ thời vụ.

Mã SP:

LACHANHTHAISAYKHO

Thương hiệu:

HUCHACO

Đã bán: 

11497

Tình trạng:

Còn hàng
Liên hệ
  • Chia sẻ qua viber bài: LÁ CHANH THÁI SẤY KHÔ
  • Chia sẻ qua reddit bài:LÁ CHANH THÁI SẤY KHÔ

Lá chanh Thái (lá Chúc) là gì?

Lá Chanh Thái  là một loại lá gia vị họ cam quýt, lá có hình số 8, mùi thơm dễ chịu, có nhiều tên gọi như: lá chanh số 8, lá chúc, lá chanh chúc...Cây được mọc tự nhiên ở vùng núi An Giang, và một số nơi của Lào, Thái Lan, Cambodia.

Lá chanh thái sấy khô có màu xanh, mùi thơm, được phơi sấy theo máy sấy hiện đại. Nông Trại Chanh Thái  được trồng theo hướng tự nhiên. Khách hàng có thể đến nông trại tham quan quá trình trồng, chăm sóc và thu hái lá chanh thái.

 

lá chanh thái khô

 

Giá trên web hiện là giá bán lẻ tham khảo. Khách hàng có nhu cầu mua sỉ/số lượng lớn xin vui lòng liên hệ số hotline: 

093 259 6879 (Miss Liên)

ĐỊA CHỈ MUA LÁ CHANH THÁI:

  • Trụ sở chính: Tân Điền, Long Thượng, Cần Giuộc, Long An
  • Cửa Hàng Chợ Bình Tây: Gia Vị KIM NGA số 38 Cao Văn Lầu, Phường 1 Quận 6, Tp Hồ Chí Minh
  • CỬA HÀNG TẠI HÀ NỘI: 093 259 6879

MÔ TẢ VỀ LÁ CHANH THÁI -  LÁ CHÚC:

- Lá chanh Thái (lá Chúc) có màu xanh, mùi thơm, được phơi sấy theo quy trình khép kín .

- Chất lượng lá chanh theo tự nhiên có mùi thơm hơn dùng phân hóa học kích thích, Công ty đã cung cấp xuất khẩu cho nhiều đơn vị trong và ngoài nước, được đánh giá cao về chất lượng.

BẢO QUẢN LÁ CHANH THÁI: 

Nơi khô ráo, thoáng mát.

CÁCH SỬ DỤNG LÁ CHANH THÁI:

Lá chanh thái hay lá chúc dùng để làm gia vị chế biến món ăn như muối tiêu chanh, hấp, lẫu ...

CÔNG DỤNG LÁ CHANH THÁI LÁ CHÚC:

  1. - Với lá chanh khô, chúng ta có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như: khô gà lá chanh, sốt, nước chấm, lẩu Thái,...

- Rất nhiều chị em nội trợ cho rằng lá chanh Thái có sự pha trộn của hương vị lá chanh, lá bưởi non và tinh dầu lá cari tươi. Lá không bị đắng và không mất hương dù nấu lâu.

Các  món ăn  dùng lá chanh Thái (lá Chúc) mới đúng mùi vị:

lá chanh thái lan

 

Gà hấp lá chúc:

Nguyên liệu: 

Gà ta thả vườn khoảng 1,5kg

Lá chúc: 100gr

Muối hạt, mì chính, ớt, tỏi

Rau thơm ăn kèm, dưa leo

Cách làm: 

Gà làm sạch lông và nội tạng để ráo. Tiếp theo chuẩn bị một nồi hấp lót lá chúc phía dưới. Một phần lá chúc vò dập cho vào bụng gà. Việc vò dập giúp hương thơm từ trong lá được thẩm thấu vào thịt gà làm thịt thơm ngon.

Khi hấp cho vào nồi một ít rượu hoặc bia để làm thịt mềm hơn không bị sơ cứng.

Trong thời gian chờ hấp xong, chúng ta chuẩn bị nước chấm. Món gà hấp lá chúc có thể ăn kèm với nước chấm hải sản, muối ớt xanh, hoặc muối lá chúc.

Hôm nay hướng dẫn các bạn muối chấm lá chúc. Lá chúc còn lại cắt nhuyễn, muối chúng ra rang lên cho vị mặn được thanh.

Ớt, tỏi  chúng ta nên nướng chín qua sẽ cay nhẹ mà thơm ngon.

Cho ớt tỏi, lá chanh và một ít mì chính vừa đủ để đâm giập, sau khi xong chúng ta cho thêm vắt nước chanh vào, nếu có nước của quả chanh thái gọi lá quả chúc thì sẽ thơm ngon hơn.

Gà chín chúng ra lấy ra xé phay, rau thơm lặt rửa sạch, dưa leo chẻ làm tư sẽ ăn hợp vị hơn.

Cuối cùng bày ra măm và thưởng thức, món này có thể ăn kèm với cơm, xôi, hoặc dùng làm mồi uống với rượu rất hợp gu.

Chúc các bạn thành công.

Cách chế biến lẩu thái hải sản

Nguyên Liệu: Hải sản gồm tôm, mực, ngao, cá viên

Các loại rau thơm gồm: ngò gai, ngò thơm, rau om, giá, rau cần

Cà chua, ớt, tỏi

Lá chanh thái, chanh trái, sả.

Dầu thực vật, hành tím.

Nước mắm, đường, mì chính.

Cách chế biến:

Hải sản chúng ta làm sạch, ngao kiểm tra lấy con còn sống bằng cách vỗ 2 cái với nhau, nếu ngao chết sẽ bung ra, hoặc ngao chết ngâm đất cũng bung ra.

Cà chua cắt làm 4.

Đầu tôm khi làm cho vào chảo rang đến chín thơm thì thêm nước vào đun để lấy nước dùng.

Cho dầu thực vật vào chảo, tỏi băm, hành băm và cà chua cho vào xào chín thơm thì đổ nước dùng được nấu từ đầu tôm vào, đập dập 2 cây sả cho vào, tiếp theo lá lá chanh thái, một vị không thể thiếu của món lẩu thái.

Hương lá chanh thái là mùi vị đặc trưng của món lẩu thái tomyum, nhưng ở nhiều nơi không có lá chanh thái gọi là lá chúc nên hay dùng lá chanh thường nó không có được cái mùi đặc trung của món lẩu thái có nguồn gốc từ thái lan.

Hiện trên thị trường một số siêu thị cũng làm gói gia vị lẩu thái tomyum, nhưng với Huchaco được biết thì không có nhiều gói chứa thành phần là lá chanh thái. 

Để món lẩu thái ngon đúng điệu thì ngoài việc mua gói lẩu thái tiện ích từ cửa thành thực phẩm thì các bạn nên mua thêm lá chanh thái khô từ Huchaco nhưng mùi vị vẫn nguyên vẹn như lá chanh thái tươi.

Lẩu thái mang đậm văn hoá ẩm thực của một phần các nước Đông Nam Á nên không thể thiếu nước mắm, nó giúp dậy mùi cho hải sản.

Chúng ta nêm gia vị vừa ăn, không nên vừa vì còn sắc nước xuống và chấm thêm nước mắm. Thử nước dùng rồi cho thêm vài muỗng nước cốt chanh vào cho vị chua vừa phải, ớt thì cắt 1 quả cho vào là được.

Món lẩu thái đến từ đất nước Thái Lan nên vị chủ đạo thường chua và cay.

Sau khi thêm các loại rau gia vị vào thì tiếp theo cho các loại hải sản, ngao, tôm vào, tiếp tục thêm rau vào thì chúng ta đã có món lẩu thái thơm ngon dễ làm.

Riêng các món lẩu từ hải sản các bạn nên ăn chung mới nước mắm mặn ngon dầm thêm tí ớt là tuyệt. Lẩu thái không phù hợp để chăm với các loại nước chấm khác, hoặc đơn giản bạn dã dập muối ớt, rồi dùng nước lẩu cho một ít vào để chấm cũng rất là ngon.

Món này ăn chung với bún hoặc cơm đều rất ngon.

Thật ra món lẩu thái không khác mấy món canh chua của người Việt Nam chúng ta, ngoài việc lẩu thái người ta sử dụng lá chúc hay còn gọi là lá chanh thái, còn người Việt Nam chúng ta nấu canh chua thường không dùng lá chanh, vì một điều khác biệt là lá chanh thái không bị đắng như lá chanh thường. Mà Việt Nam chúng ta thì lá chanh thái không được phổ biến.

Những năm gần đây việc giao thoa ẩm thực trong các nước Đông Nam Á đặc biệt là ẩm thực của Thái Lan ngày càng phổ biến ra các nước trong đó có nước ta, quán ăn, nhà hàng nào cũng có món Lẩu Thái trong thực đơn bán hàng.

Chúc các bạn thành công khi chế biến lẩu thái ăn cùng gia đình.

Cách làm món gà đốt lá chúc vùng Bảy Núi An Giang

Khi đến với vùng An Giang du lịch các địa danh nổi tiếng như:

Rừng Tràm Trà Sư là một trong những địa điểm tham quan của An Giang, thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên. Nhất là mùa nước nổi mênh mông, rừng tràm mát và thấy được sự rộng lớn của thiên nhiên. 

Thất Sơn Bảy Núi có một ngọn núi tên là Tà Pạ, trên ngọn núi có ngôi chùa truyền thống theo văn hoá Khmer là chùa Tà Pạ.

Núi Sam có ngôi Miếu Bà Chúa Xứ, được xem là một trong những điểm tham quan tâm linh nổi tiếng không chỉ ở Miền Nam mà còn là cả nước. Lễ viếng bà Chúa Xứ được tổ chức vào tháng từ kéo dài từ ngày 23 đến 27 tháng tư âm lịch hằng năm.

Tại thì trấn Núi Sập, có một công trình tôn giáo khá mới mang nét văn hoá khác so với bản địa ở đây, đó là Thiền Viện Trúc Lâm An Giang, một công trình Phật Giáo Bắc Truyền, làm thêm nét phong phú về danh lam thắng cảnh của An Giang ngày nay.

Hồi Giao cũng có một thánh đường tại An Giang đó là Thánh Đường Masjid Al- Ehsan, một nét văn hoá đặc trưng của tôn giáo Hồi tại Việt Nam, Cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi ở đây cùng hoà đồng chung sống với người bản địa, nó là một nơi không thể thiếu khi quyết định tham quan Vùng Thất Sơn An Giang này.

Một số Danh Lam thắng cảnh tiếp đến bạn không nên bỏ qua: Làng dệt thổ cẩm của đồng bào người Chăm tại huyện Tân Châu, An Giang, Nhà Mồ Ba Chúc tại huyện Tịnh Biên với một khoảng lịch sử đầy bi thương của đồng bào nhân dân vùng Ba Chúc, Chợ nổi Long Xuyên với sự buôn bán tấp nập từ 5 giờ sáng. Một số Khu du lịch như KDL Núi Cấm, KDL Núi Sập, KDL Núi Cô Tô, KDL Núi Két, Di chỉ khảo cổ Óc Eo của văn hoá Phù Nam.

Văn hoá ẩm thực ngoài thưởng thức các loại thuỷ sản đặc trưng như Cá Linh mùa nước nổi, hay cá heo, cá lóc, cá rô đồng thì đến với An Giang chúng ta không thể bỏ qua món gà đốt lá chúc An Giang.

Cũng tượng tự như gà nướng đất sét, gà đốt lá chúc là một tên gọi cho sự riêng biệt của vùng Thất Sơn.

Hầu như nhà ai cũng có một cây chúc trước hoặc sau nhà, khi có khách đến nhà hoặc có dịp lễ nào người dân nơi đây hay dùng lá chúc hay lá chanh thái để nướng gà trong đất sét mà gọi là món gà đốt lá chúc.

Gà được làm sạch tẩm ướp với gia vị và lá chúc, bọc vào lá chuối hoặc lá sen, sao đó bọc đất sét bên ngoài, gà được đốt đến khi nứt vỏ đất sét cho mùi thơm thì gỡ ra. 

Nước chấm thì giống như làm món gà hấp lá chúc, có muối, ớt, tỏi, mì chính và một thành phần không thể thiếu là lá chúc và trái chúc.

Nếu đến với An Giang thì các bạn đừng quên thưởng thức món ăn này, gà được bọc lại nướng vừa thơm mà vừa mềm không như nướng trực tiếp trên than hoa. Thịt mềm vừa, lại thơm thoang thoảng mùi lá chúc.

Ngoài ra chúng ta có thể biến tấu gà đốt lá chúc thành gà ủ muối cũng là một món nên thử.

Cách Bảo Quản Lá Chúc Lá Chanh Thái Tươi

Nếu chúng ta mua lá chúc tươi về nhiều dùng không hết thì sau đây là một số cách bảo quản dễ dàng để các bạn có được chất lượng tốt dùng lâu.

Đầu tiên là bảo quản tủ mát, với lượng dùng gần ngày thì chúng ta cho lá vào bọc ni long, nhớ rằng lá phải tươi và ráo nước, khi cho vào bọc ni long lên lót thêm giấy hút ẩm như giấy báo vào, việc này giúp hơi nước ngưng đọng từ lá chúc được hút vào giấy, giúp lá thoáng bảo bảo được lâu hơn, với cách này chúng ta để được 5 đến 7 ngày.

Cách thứ 2, Lá được để ráo và phơi khô nơi râm mát, phơi nơi râm không có ánh nắng trực tiếp giúp lá còn giữ nguyên diệp lục, ánh nắng trực tiếp làm bốc hơi nhiều tinh dầu có trong lá làm giảm đi chất lượng của lá chanh thái. Với cách phơi khô thế này chúng ta bảo quản được 4-6 tháng trong nơi thoáng mát tránh ánh nắng và buộc kín.

Cách thứ 3 là chúng ta bảo quản đông lạnh trên tủ đông đá của gia đình, cho lá rửa sạch rồi để ráo, sau đó cho vào ngăn đá bảo quản, với cách này chúng ta bảo quản được 1 năm. Với cách này các nhà hàng quán ăn nên dùng để trữ thực phẩm chế biến, vì cách này giúp lưu hương của lá chanh rất là tốt và thời gian rất lâu.

Trên đây là 3 cách bảo quản lá chanh thái hay còn gọi là lá chúc cho các bạn dùng tiện lợi nhất có thể. Chúc các bạn thực hiện thành công.

Cách Trồng Cây Chanh Thái 

Ngày này rất nhiều người muốn trồng chanh thái tại nhà để có lá dùng cho nấu ăn hoặc xong hơi.

Huchaco hướng dẫn các bạn một vài cách trồng để cây chanh không bị chết giữa chừng gọi là chết dại.

Có 2 loại giống con để trồng, chúng ta có thể trồng từ hạt và chiết cành từ cây lớn.

Ưu điểm và nhược điểm của việc trồng cây từ hạt: Cây có một bộ rễ cọc đi sâu và lòng đất, thời gian sinh trưởng kéo dài 20 đến 30 năm, Nhược điểm của cây trồng từ hạt là cây phát triển chậm trong thời gian đầu, có nhiều gai, gai sẽ giảm đi từ năm thứ 7 trở đi. Chính vì thế việc thu hoạch lá có khó khăn nhiều hơn so với cây từ cành chiết.

Ưu và nhược điểm của việc trồng cây chanh thái từ cành chiết, Chiết cây thì thường cây đã lớn và tới giai đoạn tiêu gai. Cây cũng lớn nhiều từ ban đầu so với cây ươm từ hạt. Chính vì thế mà cây sinh trưởng nhanh và dễ thu hái lá. Nhược điểm của cây chiết cành là cây có tuổi thọ thấp hơn cây trồng từ hạt, trung bình tầm 15-20 năm là thời gian sinh trưởng của cây chiết cành.

Có 2 loại cách trồng: trồng trực tiếp vào đất và trồng vào chậu.

Cây chanh thái là loại cây trồng có múi họ chanh bưởi, chính vì thế nên đất trồng cao ráo thoáng nước không để ngập úng bộ gốc. Nếu trồng trực tiếp vào đất thì chúng ta nên lên mô đất cao 30-40cm, có các rảnh thoát nước tránh bị ngập úng.

Nếu trồng trên chậu thì đất không nên quá tơi xốp dễ mất đi hơi nước nhanh, hãy trộn đất mùn vào phân để trồng thì cây sẽ chịu tốt hơn. 

Trồng trên chậu thì chúng ta đã hạn chế việc rễ cây tìm dinh dưỡng cho cây, chính vì vậy chúng ta nên cho phân tan chậm và tưới nước mỗi khi độ ẩm chậu cây giảm đi, tránh bỏ phân trực tiếp quá nhiều gây cháy bộ rễ của cây. 

Đồi với cây trồng trên đất thì bộ rễ phát triển nhiều hơn trồng trên chậu, chúng ta cần bổ sung dinh dưỡng và tưới nước ít hơn trên chậu. 

Các loại phân bón thích hợp cho chanh như NPK, Ure, DAP, giai đoạn cây còn nhỏ chúng ta nên bón Ure là được, các giai đoạn cây lớn hơn hãy bón NPK và DAP.

Một số bệnh trên cây chanh thái cây chúc cần lưu ý và cách trị bệnh.

Sâu vẽ bùa trên cây chanh thái

Sâu vẽ bùa là một loại sâu bệnh thường được thấy trên cây có muối họ chanh, cam, quýt, bưởi. Sâu vẽ bùa là một loại ngài nhỏ đẻ trứng trên lá chòi non, khi trứng nở ra ấu trùng bắt đầu ăn lá cây non bên dưới màng biểu bì của lá, làm suy giảm khả năng quang hợp của lá cây, làm lá chòi non bị co lại giảm đi sự phát triển của lá non, ngoài ra tạo điều kiện cho các bệnh thán thư hay vi khuẩn xâm nhập tạo bệnh lỡ loét. Nhiệt độ miền nam thường trên 23 độ C lại là nhiệt độ thích hợp cho sự phát bệnh của sâu vẽ bùa. 

Chúng ta cần nắm rõ một số đặc điểm sinh thái của sâu vẽ bùa để dễ chăm sóc phòng và trị bệnh cho cây chanh thái.

Đầu tiên chúng chỉ tấn công và đẻ trứng vào chồi lá non, tập trung phát chồi để phòng bệnh là phương pháp cần.

Côn trùng trưởng thành không gây hại chỉ có ấu trùng mới gây hại cho chồi lá non. Trứng nở từ 1 đến 4 ngày sâu non bắt đầu phá hoại lá chồi non, sâu non ăn lá cây là thành nhộng trong khoảng 4-10 ngày. Nhộng duy trì phát triển trong 7 đến 10 ngày tiếp theo sẽ nở thành con ngài và thoát ra khỏi lá.

Chính vì vậy chúng ta có phát đồ điều trị và phòng bệnh vẽ bùa trên cây chúc như sau. Tập trung cắt tỉa tạo mầm chồi trong một khoảng thời gian. Xịt đặc trị vẽ bùa kết hợp với dưỡng lá non trong thời gian đầu tiên với khoảng cách 3-5 ngày 1 lần từ khi có chồi. Đến khi lá già thì con ngài không đẻ trứng lên trên lá già. 

Các loại thiên địch tự nhiên của sâu vẽ bùa, đó là kiến vàng, nhưng khi chọn thiên địch làm đối tượng phòng và trị bệnh vẽ bùa thì khả năng hết 100% là điều rất khó. Một số loại thuốc có hoạt chất sâu dùng để trị vẽ bùa: Gốc Confidor, gốc cypermethrin, gốc Abamectin, dầu khoáng D_C tron plus. 

Bệnh U sùi trên thân cây chanh thái

Một trong những bệnh phổ biến trên nhiều loại cây trồng trong đó có nhóm chanh cam bưởi đó là u sùi trên thân cây, bệnh này do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Agrobacterium tumefaciens, một khi cây mắc phải khuẩn bệnh này sẽ u sùi làm cây suy giảm sức khoẻ, lá vàng, cây yếu và chết dần nếu không được điều trị. 

Ở trong khu vực nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C Khuẩn Agrobacterium tumefaciens phát triển rất mạnh, khuẩn này tồn tại trong đất rất lâu khoảng 2 năm.

Đầu tiên khuẩn xâm nhập vào thân cây thông qua các vết nứt vật lí của thân cành rễ cây từ môi trường tự nhiên, sau đó chúng tiếp cận vào màng tế bào và nhân bản nhanh liên tục, cây được báo hiệu tiết ra hormone nhưng tế bào sinh sôi không kiểm soát được sinh ra u sùi chỉ vài ngày sau đó.

Để điều trị triệt để mầm bệnh là điều không thể, đầu tiên khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh, chúng ta dùng dao sắt gọt bỏ và xịt sát khuẩn bằng cồn rồi bôi keo liền sẹo.

Sau khi xử lí hết các nốt u sần sùi thì phun COC 85 toàn bộ cây. Chúng ta xịt 7 ngày một lần xịt trong 4-5 lần. 

Trong quá trình đó bà con pha trộn nuôi khuẩn chủng Tricoderma để tưới vào đất để tăng khuẩn tốt cho cây trồng giảm đi khuẩn có hại.

Chúc bà con có được vườn cây xanh tốt và chất lượng để bán được giá thành tốt nhất.

 

11497
29/03/2024 01:26:45

Tin Tức Mới Nhất

05/03/2024
RAU É QUẾ VÀ CÁC CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI
Rau quế là một loại rau thông dụng được dùng làm rau thơm gia vị của người Việt Nam, nó gắn liền với nhiều món ăn ẩm thực nước ta trong văn hoá ẩm thực đương đại. Rau quế gồm nhiều loại khác nhau và có mùi vị khác nhau.

Xem thêm

05/03/2024
CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA RAU RĂM
Rau răm là một loại rau gia vị dùng phổ biến ở Việt Nam chúng ta, nó gắn liền với nhiều món ăn ở các nước khu vực Đông Nam Á như Lào, Cambodia, Thái Lan, Miến Điện... Là loại cây thân thảo ưa nước, trồng được quanh năm và khắp cả nước ta.

Xem thêm

04/03/2024
LÁ ME
Me là loại cây phổ biến ở nhiều nước thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam, tên gọi Me có thể người Việt chúng ta phát âm theo tiếng Khơ Me là Khua Me. Me có trái để làm gia vị, làm mứt, lá non thì làm gia vị nước chấm, nấu lẩu, canh chua...

Xem thêm

03/03/2024
LÁ LỐT
Lá lốt là một loại rau thông dụng ở Việt Nam chúng ta, nó gắn liền với nhiều món ăn như bánh xèo, bò lá lốt mỡ đùm, các món thịt cá chưng lá lốt, trứng chiên lá lốt... Ngoài là một loại rau gia vị dùng thường xuyên, lá lốt còn có những dược tính quý được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan xương khớp, mụn nhọt hay tổ đỉa...

Xem thêm

02/03/2024
LÁ TÍA TÔ
Tía tô là một loại rau gia vị phổ biến tại Việt Nam, ngoài công dung làm rau thì lá tía tô còn nhiều ứng dụng trong y dược và thẩm mỹ. Theo dõi bài viết để đọc được nhiều thông tin về loại rau thông dụng nhưng nhiều lợi ích này.  

Xem thêm

13/01/2024
6 CÔNG DỤNG CỦA CAM THẢO BẮC
Cam thảo là một loại gia vị thảo dược được ứng dụng nhiều trong cuộc sống từ y học, thực phẩm, làm đẹp..., Cam thảo có tính lành ít hạn chế người dùng nên được quan tâm sử dụng như một thảo dược gia vị thông thường. Cam thảo phân làm 2 loại gồm cam thảo bắc và cam thảo nam. Trong bài viết này sơ lược về 6 công dụng cơ bản của cam thảo đến với đọc giả và khách hàng.

Xem thêm

10/01/2024
8 CÔNG DỤNG CỦA VỎ QUÝT TRẦN BÌ
Quýt là một loại trái cây phổ biến tại Việt Nam, Quýt được trồng nhiều ở các tỉnh miền tây nam bộ như: Trà Vinh, Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Bến Tre và một số tỉnh phía bắc như Lào Cai, Bắc Kan... Hầu như loại trái cây này luôn có quanh năm tại các cửa hàng trái cây, sạp trái cây tại chợ truyền thống, các cửa hàng siêu thị. Quýt là loại trái cây giá bình dân. Thường được mua về để dùng trái cây tráng miệng, hoặc chưng lên bàn thờ gia tiên, dùng làm quà thăm nhau.  

Xem thêm

06/01/2024
DANH SÁCH CÁC CÔNG TY GIA VỊ TẠI VIỆT NAM
Bài viết là dữ liệu cơ bản danh sách các công ty, doanh nghiệp về gia vị đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, gồm các mảng sản xuất, chế biến, phân phối...  

Xem thêm

06/01/2024
Cách làm Sa Tế Ớt tại nhà đơn giản
Sa Tế Ớt là một loại gia vị được chế biến từ ớt, dầu thực vật, tỏi cùng gia vị. Sa Tế Ớt là một loại gia vị thông dụng trong chế biến thực phẩm và thức ăn.  Bài viết này hướng dẫn các bước chế biến sa tế ớt tại nhà để dùng cho gia đình.

Xem thêm

29/12/2023
TRỊ LẠNH BỤNG KHÓ TIÊU BẰNG GIA VỊ THẢO QUẢ
Chứng lạnh bụng khó tiêu do thức ăn, thức uống là loại bệnh lý rất dễ hay thường gặp phải, có rất nhiều cách điều trị bằng gia vị thảo dược có sẳn trong gia đình như tiêu, gừng, vỏ quế, thảo quả... Trong khuôn khổ bài viết này Huchaco giới thiệu đến quý đọc giả sử dụng gia vị thảo quả trong việc điều trị chứng lạnh bụng khó tiêu do thực phẩm ăn phải.

Xem thêm

28/12/2023
THANH LỌC CƠ THỂ VỚI GIA VỊ QUẾ
Quế là một loại gia vị thảo dược có tính ấm, cay, có vị ngọt, có công dụng kích thích sự tuần hoàn máu, tăng mạnh hô hấp, co lại mạch và tăng bài tiết, gây co bóp cổ tử cung và nhu động ruột. Quế cũng có ít tính độc nên dùng quế để thanh lọc cơ thể phải đúng liều lượng và theo hướng dẫn của người có chuyên môn. Với dược tính và các công dụng của quế nêu trên, thường được ứng dụng trong các bài thuốc cần chất dẫn, thanh lọc cơ thể.

Xem thêm

27/12/2023
CÁCH NẤU LẪU CAY TỨ XUYÊN
Lẩu cay tứ xuyên là một trong những món ăn trứ danh của Trung Quốc, nó được phần lớn thực khách Trung Hoa ưa thích vì cái tính cay nồng đặc trưng. Hầu như Lẩu cay tứ xuyên là sự lựa chọn hàng đầu cho tiết trời thu đông se lạnh. Ngày nay, không chỉ được thực khách tại Trung Quốc ưa thích Lẩu Cay Tứ Xuyên còn được thực khách của nhiều quốc gia khác ưa thích. Các hệ thống Lẩu đang kinh doanh tại Việt Nam đa phần đều có sự góp mặt của của Lẩu Tứ Xuyên.

Xem thêm